Kiểm soát hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ tại biên giới có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo vệ quyền tài sản của các tổ chức, cá nhân, mà còn đảm bảo quyền và lợi ích xã hội trong việc khai thác và sử dụng các tài sản trí tuệ. Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ tại biên giới đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đưa vào thị trường trong nước.
Các hiệp định thương mại tự do (F TA) mà Việt Nam ký kết trong thời gian qua như CPTPP, EVFTA cũng đặt ra những yêu cầu cao đối với biện pháp này. Điều 18.76.5 Hiệp định CPTPP yêu cầu các nước thành viên quy định thẩm quyền chủ động tiên hành các biện pháp tại biên giới của cơ quan hải quan đổi với hàng hóa xuất khẩu, tập kết để xuất khẩu hoặc nhập khẩu bị nghi ngờ là giả mạo nhãn hiệu hoặc sao lậu quyền liên quan. Điều 12.59 Hiệp định EVFTA yêu cầu cơ quan hải quan phải chủ động trong việc phát hiện và xác định hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở các kỹ thuật phân tích rủi ro. Hiệp định này cũng yêu cầu cơ quan phải hợp tác với chủ thể quyền, bao gôm việc cho phép cung cấp thông tin để phân tích rủi ro.
Ở Việt Nam, cơ quan hải quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ tại biên giới. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới của Hải quan Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn.