Trong bối cảnh quốc tế ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại, phát triển một cách độc lập và bền vững nếu không tham gia vào các quan hệ quốc tế từ bình diện khu vực, liên khu vực toàn cầu. Do vậy, liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi là nhu cầu và xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới.
Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, yêu chuộng hoà bình và công lý, Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Từ năm 1986 đến nay, nước ta đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện với thế giới trên tất cả các lĩnn vực của quan hệ quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và pháp luật quốc tế. Từ đó, vị thế, vai trò và uy tín của Việt Nam ngày càng được khẳng định, nâng cao trong đời sống chính trị – pháp lý quốc tế.
Chính vì thế việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập luật quốc tế đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong lĩnh vực đào tạo luật và xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia pháp lý nhằm thực thi có hiệu quả các mối quan hệ pháp luật quốc tế. Đây là nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược của các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo luật trên toàn Việt Nam và cũng là nhiệm vụ chiến lược mà quốc gia đang đặt ra.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên tác giả PGS.TS. Ngô Hữu Phước đã cho biên soạn cuốn sách ” LUẬT QUỐC TẾ “