Sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững không thể được tiến hành thiểu các nền tảng pháp luật. Ngày nay, pháp luật là trung tâm của việc thảo luận tất cả những vấn để có ý nghĩa về mặt xã hội, về phát triển đất nước. Điều đó nói lên nhu cầu cấp thiết của việc thâm nhập một cách sâu sắc vào bản chất của hiện tượng phức tạp đó – pháp luật trên cơ sở tư duy triết học về nó. Tư duy triết học về pháp luật đòi hỏi phải có cải nhìn về pháp luật không đơn giản như về một thể chế xã hội và phương tiện thực hiện các mục tiêu chính trị mà như về một thế giới phức tạp, hiện thực đa phương diện với các quy luật, cấu trúc và logic phát triển của mình, phân biệt nó với các lĩnh vực khác của tồn tại người. Triết học pháp luật, bắt đầu từ sự xuất hiện các tư tưởng về bản chất khách quan không tuy thuộc vào sự xét đoản mang tính quyền lực chính thức và về ý nghĩa của pháp luật, có nhiệm vụ làm sáng tỏ đặc trưng đó của pháp luật.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực triết học pháp luật có truyền thống từ lâu và rất phong phú. Trong chiều dài phát triển nhiều thế kỷ, triết học pháp luật với tư cách một môn khoa học và một môn học, chiếm giữ vị trí rất rõ trong các trường đại học ở phương Tây. Kinh nghiệm nhất định trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn học này đã được tích lũy ở các nước trên thế giới. Ở nước ta, triết học pháp luật chưa được nghiên cứu và giảng dạy với tư cách một môn khoa học và một môn học độc lập. Đây là sự chậm trễ cần được sớm khắc phục để góp phần phát triển khoa học luật học nước nhà.
Trong quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta, quá trình hình thành nền tảng pháp luật và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cần phải có nhận thức ở mức độ triết học về pháp luật và do vậy cần phải nghiên cứu triết học pháp luật. Triết học pháp luật cần phải được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống đào tạo luật học ở nước ta. Đồng thời phải thấy rằng, cho dù triết học pháp luật có tầm quan trọng và tính cấp thiết như vậy, nhưng ở nước ta chưa có các công trình nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống về lĩnh vực này. Công trình nghiên cứu này là công trình có thể gọi bước đầu nhập môn về triết học pháp luật, nhằm cung cấp những tri thức cơ bản về những vấn đề chung của triết học pháp luật, lịch sử triết học pháp luật và chức năng phương pháp luận của triết học pháp luật.
Cuốn sách này gồm ba phần. Phần thứ nhất xem xét đối tượng nghiên cứu và chức năng của triết học pháp luật, phương pháp luận của triết học pháp luật. Phần thứ hai làm sáng tỏ các kiểu triết học pháp luật trong lịch sử: Triết học pháp luật thời cổ đại và thời trung cổ, triết học pháp luật thời cận đại và hiện đại thông qua những luận điểm của những định hướng, trào lưu và học thuyết cơ bản tạo thành sự phong phú của tư tưởng triết học pháp luật. Phần thứ ba tập trung phân tích chức năng phương pháp luận của triết học pháp luật: phản ánh và phản ánh vượt trước trong pháp luật, lịch sử và logic trong pháp luật, cái cụ thể và cái trừu tượng trong pháp luật, bản chất và hiện tượng của pháp luật, nội dung và hình thức của pháp luật, cấu trúc và yếu tố của pháp luật, cái chung và cái riêng trong pháp luật, cái bộ phận và cái toàn thể trong pháp luật, tính hệ thống, tỉnh tổng hợp, hệ thống hóa trong pháp luật, khả năng và hiện thực trong pháp luật, mục tiêu, phương tiện, dự báo trong pháp luật, lý luận và thực tiễn.
Đây là cuốn sách nghiên cứu mang tính nhập môn, do vậy, không thể bao quát hết tất cả những vấn đề rộng lớn của triết học pháp luật. Những vấn đề thuộc nội dung cụ thể của triết học pháp luật chưa được phân tích trong công trình này. Hơn nữa, những vấn đề trong cuốn sách này cũng chưa thể được phân tích sâu. Hy vọng những điều đó sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong các công trình tiếp theo.