Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, góp phần quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cũng với nỗ lực rất lớn của các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm các tôn giáo hoạt động theo đúng tôn chỉ, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/11/2016. Gần đây, Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã ký ban hành nhiều văn bản có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo như: Quyết định 2576/QĐ-BVHTTDL ngày 06/10/2021 Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ “Tuyên truyền về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; Kế hoạch 1023/KH-BNV ngày 17/03/2022 Triển khai thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg , ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026”, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/08/2018 Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội…
Để kịp thời thông tin đến bạn đọc các văn bản mới về quản lý, thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về hoạt động lễ hội truyền thống của người Việt, Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn sách: Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo & Văn Hóa Lễ Hội Truyền Thống Của Người Việt
…
Cuốn sách gồm các phần chính sau:
Phần thứ nhất. LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH (Luật Tín ngưỡng, tôn giáo & quy định chi tiết một số Điều; Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, quản lý và tổ chức lễ hội, Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026, Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo & văn bản pháp quy về quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo);
Phần thứ hai. HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TẠI ĐỊA PHƯƠNG;
Phần thứ ba. MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT.